Giải mã 990+ Quyển 1: Ngôn ngữ và toán học, tư duy logic, phân tích số liệu đánh giá năng lực ĐHQG HCM
Giới thiệu
Chi tiết sản phẩm
✅Kiến thức phổ thông:
✅Sẽ bao gồm hai dạng, đó là phần Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội. KHTN: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học. Ở phần kiến thức này, đối với các bạn học ở những ban tự nhiên sẽ thấy các câu hỏi nằm trong khả năng xử lý ổn của các bạn, còn những bạn không có thế mạnh ở phần này có thể sẽ hơi tốn thời gian để giải quyết một số câu. Tuy nhiên, dù các bạn có hay không có thế mạnh ở phần này, thì chúng ta nên dành thời gian đọc lướt qua kiến thức trọng tâm ở những phần đã được học, và cả những phần mà trên trường chưa được học, bởi vì đề thi ĐGNL có thể sẽ ra ở cả những phần mà các em chưa kịp học tới (Đề thi chính thức 2021 đợt I – phần số phức).
✅KHXH: Văn, tiếng Việt, tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý. Ở phần kiến thức này thì ngược lại, những bạn có thế mạnh về tư duy xã hội sẽ có kinh nghiệm xử lý nhanh hơn ở những bạn không có thể mạnh ở phần này, để có thể xử lý được thì các bạn nên đọc và ghi chú lại trong SGK (riêng môn Ngoại ngữ thì anh khuyến khích lấy những đề thi thử tốt nghiệp để ôn luyện nhé), bên cạnh đó hãy kiếm một cách học phù hợp với mỗi bạn, phương pháp học thì có vô số cách, nhưng không phải ai cũng hợp với 1 cách học, nên các em có thể tham khảo cách ôn ở phần cuối nhé, tí nữa sẽ có một số mẹo để các em khai thác “nát” cái cuốn Lịch sử, Địa lý luôn.
✅Những phần ở dạng đọc hiểu, khai thác đoạn trích (câu hỏi theo nhóm) thì chủ yếu có các câu hỏi để phân loại học sinh nên có thể phần điểm – chia theo trọng số – ở phần này sẽ chiếm nhiều hơn ở các câu hỏi lẻ. Nếu như hỏi “Nên đọc sách nào, ôn phần nào” để làm được phần này thì chắc là chỉ có bộ sách giáo khoa (trừ hai cái bìa với mục lục ra). Tuy nhiên thì không phải bạn nào cũng đọc hiệu quả, vì sao? Vì các bạn chỉ đọc những phần mình đã học (cái này hiển nhiên ha), tuy nhiên, các bạn không để ý phần kiến thức tích lũy cũng nằm ở một số phần trong sách giáo khoa nữa.
✅Kiến thức tích lũy: Phần kiến thức này đa số thầy cô trên trường sẽ không dạy các bạn, hoặc có đi sơ nhưng không sâu, bởi vì những phần này đa phần nằm ở mục đọc thêm, mở rộng, phần tinh giản chương trình, … Chính vì vậy, các em nên dành thời gian để đọc lại những phần này để tích lũy thêm vào vốn kiến thức mình sẵn có nữa nhé . Bên cạnh đó, ở câu hỏi phần dữ liệu thì để suy luận được thì các em cần phải có vốn kiến thức cơ bản, nắm chắc thì sẽ suy luận được đáp án thôi nhé! Ngoài ra, kiến thức tích lũy sẽ rơi nhiều vào các câu hỏi Ngôn ngữ, nếu các em tham khảo đề minh họa ở các năm sẽ thấy, kiến thức rải khắp chương trình phổ thông và bên ngoài, như vậy để lấy trọn điểm phần này thì cần một quá trình tích lũy lâu dài và một chút may mắn nữa. Nhưng các em có thể xem lại mốt số kiến thức phổ thông ở bài viết này:
✅Logic – PTSL: Phần câu hỏi này thì chỉ có cách ôn tập theo đề minh họa ở các năm, các em bám theo đề minh họa, cộng thêm tài liệu trên nhóm đã ghim ở mục chủ đề để ôn thôi nhé. Phần này thì các em chỉ cần nhớ những công thức chủ yếu ở phần PTSL và cẩn thận tính toán, sắp xếp, ghi nhớ dữ kiện ở phần Logic thôi là có thể xử lý ổn.
✅Lịch sử: Ở môn lịch sử, để tránh nhầm lẫn giữa thời gian diễn ra các sự kiện thì các em có thể viết sự kiện “chính” diễn ra lên một trục thời gian để nắm được thứ tự trước, sau của mỗi sự kiện. . Sự kiện lịch sử thông thường bao gồm: Thời gian, hoàn cảnh, nguyên nhân, diễn biến, kết quả, bài học rút ra và ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó... Từ những kiến thức, sự kiện, giai đoạn lịch sử cụ thể từng phần, từng chương, hãy học các bài Tổng kết phần, chương để rèn luyện kỹ năng khái quát hóa kiến thức và xâu chuỗi vấn đề. Tất cả những kiến thức, những vấn đề và sự kiện lịch sử cốt lõi nhất, nổi bật nhất đều hiện hữu trong các bài Tổng kết và đa phần các em sẽ bỏ qua phần này. .
✅Ví dụ ở phần Lịch sử thế giới cận đại, các em có thể đọc để nắm ý bao quát ở bài số 8, trang 44, SGK Lịch sử 12. Ngoài ra, các em cũng nên tự trả lời một số câu hỏi để “phân tích” ở một số sự kiện để hiểu sâu hơn nữa nhé, ví dụ, khi đề cập về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, các em phải lí giải được vì sao Đảng, Chính phủ ta lại phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vào ngày 19/12/1946 mà không phải là thời gian khác, … .
✅Địa lý: Ở môn Địa lý, thì trước khi ôn tập, các em nên chia hẳn ra làm hai phần chính để dễ nắm bắt, đó là phần Địa lý Tự nhiên và Địa lý Xã hội, Phần đ